8 chính sách giúp salon kinh doanh chuyên nghiệp và thành công hơn (P2)

30-03-2018
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc thay đổi các chính sách trở nên chuyên nghiệp hơn chính là ưu tiên hàng đầu của các salon. Vậy chúng ta nên áp dụng các chính sách nào để biến salon của bạn thành một nơi thư giãn tuyệt vời cho khách hàng nhưng vẫn bảo đảm an toàn và mang đến lợi nhuận như bạn mong muốn?

Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các chính sách phổ biến như vấn đề thú cưng, xem xét tiền sử bệnh của khách hàng… giúp các chủ tiệm có thể quản lý salon một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

 

5. Điện thoại di động

 

Chúng ta đang sống trong thời đại của “smartphone” nên việc nhìn thấy chúng ở khắp nơi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sử dụng điện thoại ở salon có thể gây ảnh hưởng đến dịch vụ, trong khi nhắn tin có thể làm hỏng các dịch vụ “manicure”. Chính vì vậy, các salon nên có chính sách “no phones” ngay từ đầu. Ai trong salon cũng có lý do khác nhau để sử dụng điện thoại, đặc biệt là những người “đa nhiệm vụ”, luôn bận rộn nên phải trao đổi và liên lạc thường xuyên. Tuy nhiên, thay vì “gom” tất cả điện thoại của khách lại cùng một chỗ, Katy Hancock - Chủ tiệm Sugar N Spice Nail Salon (West Valley City, Utah) thì cho rằng bạn nên có chính sách yêu cầu khách nên để điện thoại ở chế độ “im lặng” hay ”rung” để đảm bảo không gian yên tĩnh cho salon, đặc biệt là khi salon không có các phòng riêng.

 

6. Thú cưng

Tuy thú cưng rất dễ thương, nhưng các chủ salon nên nói rõ với khách về việc không được mang theo chúng vào tiệm dù kích thước lớn nhỏ ra sao. Có thể liệt kê một vài lý do quan trọng như rất có thể một vài vị khách của bạn bị dị ứng hay - thậm chí là rất sợ chó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cũng tùy trường hợp mà chính sách “no pets” có thể linh động một chút, ví dụ như salon có thể để khách mang theo “service dog”.

Một vài salon “dễ chịu” hơn có thể cho khách mang theo thú cưng - loại nhỏ và phải được nhốt trong lồng để đảm bảo an toàn. Mặc dù chúng ta rất tôn trọng khách háng nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là bảo đảm an toàn và vệ sinh cho tất cả mọi người.

 

7. Xem xét tiền sử bệnh

 

Trước khi bắt đầu dịch vụ, bạn nên hỏi rõ về tiền sử bệnh của khách (tiểu đường, khách đang mang thai…) để bạn có thể lựa chọn những dịch vụ phù hợp với khách, không chỉ bảo đảm sức khỏe cho họ mà còn giúp salon tránh được các rắc rối về sau. Đặc biệt là cảnh báo với các thợ nail những thông tin cần thiết để phòng hờ những trường hợp khẩn cấp như khách có tiền sử bị chứng co giật.

 

“Vì sự an toàn nói chung, bạn phải hỏi xem khách có bị nấm móng, da gặp vấn đề hay có bị dị ứng gì không,” Kellens bổ sung. Tốt nhất là nên lưu lại các thông tin này vào hệ thống thông tin khách hàng. Hancock và Burke còn cho rằng, bạn nên có mục tìm hiểu về tiền sử bệnh của khách trong giấy cố vấn (consultation form) và “giấy miễn trừ trách nhiệm của salon” (salon waiver) để khách có thể điền vào trong lần chăm sóc móng đầu tiên ở salon. “Tôi luôn nói với khách là không nên bỏ trống bất kỳ thông tin nào, dù họ có nghĩ những điều đó là nhỏ nhặt. Bởi vì, thậm chí những vấn đề nhỏ như “đang sử dụng loại thuốc nào cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng của sản phẩm lên móng.”

 

Đối với những vị khách đang ho hay có dấu hiệu cảm cúm, các chủ salon đều khuyên rằng bạn nên có chính sách đề nghị khách nên hủy lịch hẹn và để salon xếp lại lịch hẹn khác cho họ. Với những khách “cứng đầu” hơn, bạn có thể giải thích với họ về chính sách của salon và yêu cầu họ đeo khẩu trang còn không thì không có cách nào khác ngoài việc từ chối làm dịch vụ. Bệnh cảm hay các căn bệnh truyền nhiễm khác có thể khiến nhiều lịch hẹn khác bị hủy, “lây lan” đến gia đình của các nhân viên và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch kém.

 

8. Quyền riêng tư

 

Khi bạn hỏi khách về tiền sử bệnh cũng như các thông tin cá nhân và thẻ tín dụng của khách thì bạn phải đảm bảo rằng salon của bạn sẽ giữ những thông tin đó một cách an toàn. Salon phải có chính sách minh bạch về việc ai sẽ được phép truy cập các thông tin đó và sẽ sử dụng chúng như thế nào. Ở salon của Idehen, chỉ có từ cấp quản lý trở lên mới được quyền truy cập thông tin khách hàng.

 

Cô cho rằng, cả hệ thống máy tính và đặt lịch hẹn đều phải xem được “lịch sử log-in”, cho phép cô có thể biết rõ ai đã truy cập và sử dụng những thông tin quan trọng. Hancock bổ sung thêm rằng, những thông tin như sở thích cá nhân của khách khi làm dịch vụ, tiền sử bệnh… thì chỉ có thợ nail đã làm cho người đó mới được phép biết để bảo đảm tính riêng tư cho khách hàng. Nếu muốn tạo được lòng tin cho khách hàng và phát triển salon một cách bền vững, thì nguyên tắc vàng đó là không được bán hay chia sẻ các thông tin riêng tư của khách.

Thepronails.com

Copyright © Thepronails.com 2024. All Rights reserved.