Mẹo giúp thợ nail điều trị hội chứng rối loạn sau kỳ nghỉ
Sau những kỳ nghỉ kéo dài, việc phải quay lại trạng thái làm việc bình thường có thể khiến cơ thể thợ nail trở nên rối loạn, lo lắng và mất hiệu suất. Đây được gọi là “hội chứng rối loạn sau kỳ nghỉ”. Nếu để tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến trầm cảm. Như ta đã biết, trầm cảm lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật, khuyết tật và các vụ tự tử trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những triệu chứng ban đầu của nó có thể bị xem nhẹ. Dưới đây là cách xác định và các phương pháp điều chỉnh giúp thợ nail thoát khỏi hội chứng rối loạn sau kỳ nghỉ.
Xác định các triệu chứng
Ảnh: talkspace
Các triệu chứng phổ biến của người mắc hội chứng rối loạn sau kỳ nghỉ là:
- Mất hứng thú với những thứ từng thích
- Cô lập bản thân khỏi cuộc sống xã hội
- Nhanh đói hoặc luôn trong trạng thái thèm ăn
- Thay đổi lối sống sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là giấc ngủ
- Cảm thấy cáu kỉnh, buồn bã, vô vọng hoặc tiêu cực hơn
- Tâm trạng thay đổi thất thường
Ngoài ra, các thợ nail cần phải xem xét liệu mình có đang bị quá lo lắng. Trầm cảm và lo lắng thường đi đôi với nhau, và căng thẳng sau kỳ nghỉ có thể biểu hiện một hoặc cả hai triệu chứng này.
Cách khắc phục
Chủ động
Sau khi kỳ nghỉ kết thúc, các thợ nail hãy chủ động ưu tiên chăm sóc bản thân. Bạn không cần phải quá cưỡng ép mình làm việc ngay lập tức. Hãy nói không khi cần, nhờ sự trợ giúp nếu cần thiết và không nên tự áp đặt quá nhiều kỳ vọng lên bản thân. Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ ràng giữa những việc mình có thể làm và những việc mình không thể. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng mà mình phải mang trên vai.
Thông thường, chúng ta thường hay quá chú tâm vào việc tạo ra tài chính ngay từ những bữa đầu. Tuy nhiên, các thợ nail có thể thay đổi nó bằng cách cố gắng tiết kiệm một phần của những gì mình kiếm được trong những tháng bận rộn để khi tháng 1 trôi qua, ta vẫn có một số tiền để dành và trang trải.
Thư giãn tâm trí
Ảnh: cafebiz
Trong một lịch trình làm việc, các thợ nail nên cân nhắc việc sắp xếp một khoảng thời gian để ngủ và nghỉ ngơi. Khoa học đã chứng minh, giấc ngủ có thể giúp cho ta lấy lại sức khỏe sự năng động và tích cực. Ngoài ra, nó còn giúp làm chậm quá trình sản xuất cortisol và adrenaline. Hơn thế nữa, bạn nên dành ít nhất một hoặc hai ngày sau khi trở về từ kỳ nghỉ để điều chỉnh trạng thái cơ thể. Việc này cho ta thời gian để giải tỏa, thăm gia đình, chuẩn bị cho tuần tới và điều chỉnh giấc ngủ trở lại với thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Mặc dù nó có vẻ quá quen thuộc, nhưng hãy chắc chắn dành ra một ít thời gian cho việc tập thể dục. Tiến sĩ Serani khuyên các thợ nên di chuyển, rèn luyện cơ thể trong ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nó sẽ giúp loại bỏ adrenaline và cortisol dư thừa - các chất khiến cho bạn không thể thư giãn hoặc khiến bạn mất ngủ.
Hãy tử tế với chính mình
Ảnh: speakenglish
Cách mà chúng ta giao tiếp với chính mình sẽ giúp hoặc cản trở khả năng của chúng ta thoát ra khỏi bất kỳ trầm cảm sau kỳ nghỉ. Vì vậy, nên cho phép bản thân thừa nhận rằng mình đã mệt mỏi và cảm thấy hiệu suất công việc trở nên thấp hơn bình thường. Chỉ khi nào bạn chấp nhận sự thật, bạn mới có thể giải thoát bản thân khỏi việc đốc thúc cơ thể phải quay lại trạng thái làm việc ngay lập tức. Điều chỉnh kỳ vọng của chúng ta về bản thân trong vài tuần sau kỳ nghỉ lễ có thể làm giảm đáng kể khả năng trầm cảm.
Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần
Nếu bạn thấy rằng mặc dù mình đã cố gắng thực hiện, đã nỗ lực tốt nhất trong việc điều chỉnh trạng thái cơ thể nhưng vẫn bất thành, hãy đến gặp một chuyên gia. Bác sĩ Serani cho biết: “Bất cứ ai đang vật lộn với các triệu chứng trầm cảm nên tìm một chuyên gia về sức khỏe tâm thần để đánh giá. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, kế hoạch điều trị trầm cảm có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc men hoặc kết hợp cả hai”.
Việc nói chuyện với một nhà trị liệu sẽ trở nên rất hữu ích. Nó hỗ trợ người bệnh theo dõi, quan sát và cung cấp các cách điều trị kịp thời. Ngoài ra, những nhà trị liệu còn là nơi để ta có thể giải bày cảm xúc, trút bỏ xúc cảm tiêu cực hiện có.
Thepronails.com